Bàn thờ ngày Tết miền Bắc được chú ý và thường tuân theo nhiều nguyên tắc hơn là so với ở Nam hay miền Trung. Đó là những nguyên tắc gì và cách bài trí bàn thờ sao cho đẹp để ngày Tết mang lại lộc lá cả năm?
Trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc có gì?
Trên bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc, cũng không quá khác biệt với các vùng khác. Nếu bàn thờ có một bát hương thì sẽ được đặt ở chính giữa. Còn có ba bát thì đặt bát chính giữa to nhất, ở vị trí cao nhất, hai bát còn lại theo hướng tam tài. Hướng bàn thờ chọn theo hướng tài lộc với mệnh của gia chủ.
Trước khi bài trí bàn thờ đẹp, cần dọn dẹp, lau dọn xung quanh, đánh bóng lư hương. Vừa để bàn thờ thật sạch sẽ, trang trọng trong những ngày đầu năm vừa tỏ lòng thành kính với tiên tổ.
Hai bên bàn thờ đặt hai đèn hoặc giá nến tượng trưng cho mặt trăng – bên phải và mặt trời – bên trái. Trên bàn thờ sẽ đặt thêm một bình hoa hoặc hai bình hoa. Một bên là bình đựng hương ở bên tay trái, và bình đựng cây vàng, cây bạc ở bên phải. Một số gia đình không đặt cây vàng, cây bạc thì thường dùng hoa tươi. Nguyên tắc sắp xếp là để lộ bông không lộ bình. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không bày hoa giả, theo dân gian thì đây là không thành tâm. Trên bàn thờ cũng không thể thiếu chén nước, giọt dầu, nén nhang, bao thuốc lá, chén rượu đầy đủ.
Mâm cúng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết miền Bắc gồm những gì?
Với các gia đình miền Bắc, mâm cỗ cúng ngày Tết cổ truyền thường tính theo bát. Thông thường sẽ là 4 bát, 4 đĩa, hoặc 6 bát 6 đĩa, 8 bát 8 đĩa. Tùy vào mâm cúng to hay nhỏ mà có số bát đĩa phù hợp. Số 6 số 8 mang ý nghĩa lộc phát. Còn 4 bát, 4 đĩa là tượng trưng cho tứ trụ, cho bốn mùa, bốn phương.
Mâm cỗ gia tiên
Mâm cỗ gia tiên của người miền Bắc thường có những món chính như: một bát miến, một bát mọc, một bát canh hầm, một bát canh bóng thả. Đĩa sẽ bao gồm bánh chưng, xôi, thịt gà luộc, một đĩa giò, đĩa dưa hành muối, đĩa xào, đĩa nem rán hoặc thịt đông. Các gia đình phần lớn sẽ bày các món này trên mâm cúng tổ tiên. Có sự thay đổi thêm hoặc bớt cho phù hợp với nhu cầu của từng gia đình.
Lọ hoa trên bàn thờ ngày Tết của người miền Bắc
Về lọ hoa cắm trên bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc thường là những loại hoa tượng trưng cho tài lộc, may mắn, an lành. Như hoa đào, hoa mai, tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, xua đuổi tà khí. Hoa cúc mang ý nghĩa may mắn, phúc, lộc, thọ. Một số gia đình dùng hoa huệ để xua đuổi tà ma. Hay hoa đồng tiền với mong muốn phát tài, phát lộc cho cả nhà,…
Tránh dùng những loại hoa như hoa râm bụt, cúc vạn thọ, hoa ly, hoa nhài, hoa mẫu đơn,…để cúng ngày Tết. Đây là những loại hoa không mang ý nghĩa tốt, không thanh tịnh. Cắm hoa nên cắm theo số lẻ, thường là 5 cành, 9 cành, 13 cành. Đây là cách cắm tuân theo nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Mang lại may mắn cho gia đình.
Mâm ngũ quả của miền Bắc gồm những gì?
Hầu như không có quy định bắt buộc loại quả được và không được bày trên bàn thờ và ngày Tết. Tuy nhiên, mâm ngũ quả miền Bắc sẽ luôn xuất hiện hai loại quả là chuối xanh và bưởi. Còn 3 loại quả còn lại là tùy vào lựa chọn của gia chủ như quất, táo, na, thanh long,… Mâm ngũ quả ngày Tết của miền Bắc thường chú trọng về màu sắc bắt mắt và đại diện cho ngũ hành.
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc mang đặc trưng và phong cách của vùng văn hóa địa lý. Dù Nam hay Bắc thì ngày Tết cũng là lúc con cháu sum vầy, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên ông bà.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828