Bàn thờ Ông Địa là không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhưng bài trí như thế nào cho đẹp thì không phải ai cũng biết. Tết Nguyên đán sắp đến, hãy tham khảo cách bài trí bàn thờ ông địa ngày tết chuẩn và đẹp nhất nhé!
Các vật dụng cần thiết để trang trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết
Ông Địa hay còn gọi là Thần Thổ Công. Là vị thần trông coi, cai quản đất đai nơi ông được thờ cúng. Thông thường, mỗi gia đình đều sẽ có một vị Thổ Công giúp trông coi nhà cửa, gia trạch. Vì vậy, gia chủ thường lập bàn thờ cúng để thần phù hộ cho nhà cửa được yên ấm, giúp thu hút tài lộc, may mắn cũng như xua đuổi ma quỷ và những điều xấu xa.
Cách đặt bàn thờ ông Địa
Nhiều gia đình thờ Thần tài và ông Địa chung một ban. Tượng Thần Tài và tượng Ông Địa được đặt ngang hàng với nhau. Thần Tài được đặt bên trái, Ông Địa được đặt ở phía bên phải.
Nếu gia chủ thờ Ông Địa cùng gia tiên thì ban thờ thường được đặt trên cao. Thờ 3 bát nhang, một bát thờ Thổ Công, Táo Quân ở giữa và thường đặt ở vị trí cao nhất. Phía bên trái đặt bát hương thờ bà cô, ông mãnh. Bát hương thờ gia tiên tiền tổ được đặt ở Bên phải.
Những vật phẩm cần sắm sửa trên bàn thờ ông Địa
- Tượng Thần Tài – Ông Địa
- Bài vị
- 3 hũ gạo, muối, nước
- Bát hương
- Đĩa đựng hoa quả
- Bình hoa
- Ông Cóc
- Phật Di Lặc
- Kỷ trà 5 chén hoặc 3 chén
- Một bát sâu lòng
Đây là những vật phẩm cần phải có trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt thêm một số vật phẩm trang trí khác để gia tăng sự linh thiêng của bàn thờ. Như linh vật Tỳ Hưu, cây kim tiền…
Cách bài trí bàn thờ Ông Địa ngày Tết đúng chuẩn
Với những vật phẩm cần thiết trên đây thì bài trí sao cho bà thờ ông địa kết hợp thời thần tài đúng chuẩn và đẹp nhất.
- Tượng Thần Tài – Ông Địa: Tượng Thần Tài, tượng ông Địa được đặt ngang hàng với nhau.
- Bài vị: Phía trên có 4 chữ vàng “Chiêu tài tiến bảo” và được đặt ở vị trí trong cùng của ban thờ.
- Đĩa đựng gạo, muối, nước. 3 chén này sẽ đặt giữa hai ông Thần Tài và Ông Địa. Ba chén này chỉ được thay vào cuối năm. Lưu ý phải làm sạch cẩn thận trước khi đặt lại vào bàn thờ.
- Bát hương: Bát hương được đặt chính giữa ban thờ.
- Đĩa đựng hoa quả: Đĩa bày hoa quả, trái cây sẽ nằm ở bên trái theo hướng từ ngoài nhìn vào trong. Ngày Tết, để bày tỏ lòng thành với hai vị thần thì gia đình nên bày lên ban thờ một mâm ngũ quả thật đẹp.
- Bình hoa: Trong dịp năm mới, nếu có điều kiện, các gia chủ nên đặt một bình hoa đào, hoa cát tường,…Hoặc có thể cắm hoa hồng, hoa cúc…
- Ông Cóc: Ông Cóc ba chân được cói ý nghĩa thu giữ tiền bạc, tránh để tài lộc bị trôi đi. Ông Cóc được đặt phía bên trái ban thờ. Không được đặt ông Cóc đối diện với cửa ra vào.
- Tượng Phật Di Lặc: Có thể đặt tượng Phật Di Lặc ở ban thờ Thần Tài – Thổ Địa để quản lý, ngăn chặn những hành vi sai trái của hai vị thần.
- Khay 5 chén nước: Gia chủ nên đặt 5 chén nước thành hình chữ thập tượng trưng cho 4 phương, cho ngũ hành phát triển.
- Chén nước sâu lòng. Với ý nghĩa “Minh Đường Tụ Thủy” tức là giữ cho tiền tài, may mắn ở lại với gia đình. Chén nước sâu lòng nên đặt bên ngoài ban thờ, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa lên trên
Nhìn chung cách trang trí bàn thờ ông địa ngày Tết cũng chu đáo, tươm tất hơn so với ngày thường. Nhưng các lễ vật cần phải chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ và thành tâm.
Xem thêm tin tức về phong thủy bàn thờ tại đây: https://gachcatalan.com/phong-thuy-phong-tho/
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828